Ra đời HMS_Rodney_(29)

Đặt hàng

Hiệp ước Hải quân Washington đã giới hạn việc chế tạo các tàu có vũ trang cỡ lớn là: thiết giáp hạm, tàu chiến-tuần dươngtàu sân bay của các cường quốc hải quân: Anh, Hoa Kỳ, Pháp, ÝNhật Bản. Mặc dù vậy, Vương quốc Anh vẫn có đặc quyền là được trang bị thêm tối đa 2 thiết giáp hạm dùng pháo chính 16 inch (406 mm) trên một con tàu có trọng tải không vượt quá 35.000 tấn Anh (≈37.000 tấn thường). Việc đặt lườn được gấp rút triển khai ngay sau đó 6 tháng để hải quân Anh có thể theo kịp hỏa lực trang bị của lớp Colorado (của Hải quân Hoa Kỳ) và lớp Nagato (của Hải quân Đế quốc Nhật Bản).

Thiết kế của lớp thiết giáp hạm Nelson được kế thừa từ thiết kế của lớp tàu chiến-tuần dương G3 (G3 Battlecruiser) đã bị Hải quân Anh hủy bỏ do vượt quá các ràng buộc của Hiệp ước Hải quân Washington, 9 khẩu pháo 406 mm của nó đều được bố trí ở phía trước. Vỏ giáp chỉ được giới hạn cho những khu vực sống còn và tốc độ tối đa của chúng bị hạn chế. Mặc dù vậy, 2 chiếc thiết giáp hạm lớp Nelson là HMS Nelson và HMS Rodney là 2 trong số những thiết giáp hạm mạnh mẽ nhất ở châu Âu được chế tạo và đưa vào sử dụng.

Chế tạo

Rodney được đặt lườn vào ngày 28 tháng 12 năm 1922, cùng ngày với con tàu chị em là HMS Nelson. Rodney được đóng bởi Cammell-Laird tại Birkenhead. Nó được hạ thủy vào tháng 12 năm 1925, được đưa ra hoạt động vào tháng 11 năm 1927, trễ hơn 3 tháng so với chiếc Nelson. Chi phí chế tạo của chiếc tàu này là 7,6 triệu bảng Anh (bảng Anh theo thời giá 1926). Thuyền trưởng chỉ huy nó trong năm 1929George Campell Ross (sau này là Đô đốc), con của Sir Archibald Ross, một nhà tiên phong trong lĩnh vực kỹ sư hàng hải và đóng tàu.

Do hình dáng khá khác thường, HMS Rodney bị người của Hải quân Hoàng gia đặt cái tên lóng châm biếm Rodnol – những vấn đề trong khi cơ động và kiểu dáng chỉ có một ống khói duy nhất gợi nhớ những chiếc tàu chở dầu, nhất là một loạt các tàu chở dầu hạm đội được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất mang những cái tên tận cùng bằng "ol".[3]